Dự án căn hộ phần lớn đều được thế chấp

Không chỉ lựa chọn chủ đầu tư uy tín, khách hàng nhất thiết phải chú ý đến việc bảo lãnh của ngân hàng đến từng dự án căn hộ đã thế chấp và bảo lãnh về tiến độ giao nhà đúng thời hạn.

Câu chuyện của dự án căn hộ ở quận Tân Bình, TP HCM bị cầm cố mà chưa giải chấp hay chung cư xây dựng sai phép, chưa nghiệm thu đã được đưa vào sử dụng đã gây ảnh hưởng đến tâm lý người mua nhà, chủ đầu tư lẫn thị trường bất động sản.

Thực tế là vậy, nhưng nếu chủ đầu tư công bố dự án căn hộ của mình đang được thế chấp ngân hàng khi chào bán cho khách, chắc chắn sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến quyết định của người mua ở. Vậy người mua nhà nên làm gì để tránh những rủi ro pháp lý, tranh chấp, khiếu kiện, hay những bất tiện do cơ quan quản lý thực thi với chủ đầu tư an tâm “xuống tiền” mua căn hộ?

dự án căn hộ

Trước hết người mua phải xem xét tính pháp lý của dự án căn hộ, dự án phải có đầy đủ giấy phép xây dựng và được phép huy động vốn từ khách hàng/đủ điều kiện “bán nhà trên giấy”.

Thống kê các dự án căn hộ đã được Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh cấp phép “bán nhà trên giấy” trong thời gian gần đây cho thấy một lượng lớn căn hộ sẽ hình thành trong tương lai đã được chủ đầu tư thế chấp cho ngân hàng, ngay cả những chủ đầu tư uy tín, các nhà phát triển bất động sản chuyên nghiệp của Việt Nam cũng không tránh khỏi việc thế chấp dự án.

Thứ hai, người mua phải hiểu rõ được sản phẩm mình mua có những đặc điểm gì, các nội dung nêu trong hợp đồng liên quan đến sở hữu, trách nhiệm của chủ đầu tư…

Thứ ba, dự án có được ngân hàng bảo lãnh tiến độ hoàn thành và có bị thế chấp hay không. Về nguyên tắc, nếu chủ đầu tư đã thế chấp dự án họ phải giải chấp khi muốn bán căn hộ. Đồng thời, khách hàng cần lưu ý bảo lãnh của ngân hàng đối với các dự án đã thế chấp và bảo lãnh tiến độ dự án, giao nhà đúng hạn. Khi chủ đầu tư không thực hiện đúng tiến độ cam kết ngân hàng sẽ trả lại tiền cho người mua.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Mạnh Khởi – Cục phó Cục Quản lý nhà, Bộ Xây dựng cho rằng, người mua nên tìm hiểu về chủ đầu tư vì đây là đối tác lâu dài; nghiên cứu kỹ quy định luật pháp trước khi tham gia giao dịch, ví dụ như quy định về thế chấp, giao dịch bảo đảm. Người mua có thể viết đơn đề nghị lên cơ quan quản lý (Sở Xây dựng và Sở Tài Nguyên và Môi trường – PV) để được biết thông tin liên quan dự án.

Đồng tình khách hàng phải tìm hiểu luật pháp, nhưng rất khó để hiểu hết/hiểu đúng các quy định của pháp luật cũng như không dễ dàng tìm được các luật sư/các tổ chức tư vấn pháp luật miễn phí…về các vấn đề liên quan đến mua nhà chung cư.

Vì vậy, cách dễ dàng nhất để tránh rủi ro là khách hàng chỉ nên quan tâm đến việc dự án có ngân hàng bảo lãnh thanh toán đến từng căn hộ bao gồm bảo lãnh tiến độ dự án. Bởi một khi dự án đã được thế chấp cho ngân hàng, ngân hàng là phía nắm rõ hồ sơ dự án của chủ đầu tư nên người mua có thể dựa vào căn cứ nói trên để an tâm mua nhà. “Về mặt pháp lý không ai rà soát pháp lý tốt bằng ngân hàng, vì ngân hàng thẩm định hồ sơ rất kỹ”.

Theo luật định một khi dự án đã được thế chấp cho ngân hàng, khách hàng chỉ thanh toán tiền cho chủ đầu tư thông qua tài khoản mở tại chính ngân hàng này.

Cuối cùng liên quan đến hợp đồng mua dự án căn hộ, lời khuyên người mua nên quan tâm đến các điều khoản trong hợp đồng. Người mua cũng nên hỏi người bán/nhân viên bán hàng về việc xem trước hợp đồng để tham khảo nội dung. Phía bán hàng nên nên đưa hợp đồng cho khách hàng đọc ngay khi khách hàng muốn mua chung cư để họ tham khảo trước khi ký hợp đồng. Nhân viên cũng cần giải thích rõ cho khách hàng các điều khoản trong hợp đồng.

BTV Thanh Minh

Chia sẻ căn nhà của bạn tại đây (kèm thông tin liên hệ) hoặc gọi điện đến số (04) 668 73 179. Thông tin cá nhân của bạn đọc sẽ được bảo mật.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các Bài Viết Khác