Dự báo bất động sản năm 2018 trước nguy cơ đói vốn, nhưng có thể vẫn tiếp tục giữ được sự phát triển ổn định. Nhiều thách thức về quan hệ cung – cầu; tiếp cận quỹ đất đầu tư; thủ tục hành chính.
Đó là nhận định của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) trong văn bản khuyến nghị các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh bất động sản mới đây.
Theo HoREA trước hết, các doanh nghiệp bất động sản sẽ khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng ngân hàng, do Ngân hàng Nhà nước đang tiếp tục thực hiện lộ trình hạn chế dần nguồn tín dụng vào thị trường bất động sản. Nhiều tổ chức đánh giá quốc tế, trong đó có Moody’s đã khuyến nghị Chính phủ không nên nới lỏng thêm tiền tệ.
Lộ trình hạn chế dần nguồn tín dụng ngân hàng vào thị trường bất động sản đã bắt đầu kể từ Thông tư 06/2016/TT-NHNN, ngày 27/05/2016, của Ngân hàng Nhà nước. Thông tư này quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, đã cho phép các các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn theo tỷ lệ tối đa theo lộ trình giảm dần từ 60% năm 2016 xuống 40% từ 1/1/2018.
Cuối năm 2017, Thông tư 06/2016/TT-NHNN cũng được điều chỉnh bởi Thông tư 19/2017/TT-NHNN, ngày 28/12/2017, cho phép các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn theo tỷ lệ tối đa theo lộ trình 45% (Từ ngày 01/01/2018 – 31/12/2018) giảm xuống 40% (Từ ngày 01/01/2019).
Tuy nhiên, mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã có công văn số 563/NHNN-TTGSNH yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng ưu tiên tập trung vốn cho sản xuất kinh doanh; Hạn chế mức độ tập trung tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, xây dựng, cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn để cho vay trung và dài hạn, đảm bảo khả năng thanh khoản.
Bên cạnh đó, phải thường xuyên rà soát, đánh giá và theo dõi tiến độ của các dự án bất động sản, năng lực tài chính của khách hàng, khoản tín dụng và tài sản bảo đảm để có biện pháp xử lý thích hợp; Kiểm soát tốt chất lượng tín dụng tiêu dùng; nâng cao hiệu quả công tác xét duyệt hồ sơ, đặc biệt là các điều kiện vay vốn để hạn chế rủi ro phát sinh; giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn cho vay tiêu dùng nhưng thực chất là để đầu tư, kinh doanh bất động sản.
Theo HoREA trước hết, các doanh nghiệp bất động sản sẽ khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng ngân hàng, do Ngân hàng Nhà nước đang tiếp tục thực hiện lộ trình hạn chế dần nguồn tín dụng vào thị trường bất động sản. Nhiều tổ chức đánh giá quốc tế, trong đó có Moody’s đã khuyến nghị Chính phủ không nên nới lỏng thêm tiền tệ.
Lộ trình hạn chế dần nguồn tín dụng ngân hàng vào thị trường bất động sản đã bắt đầu kể từ Thông tư 06/2016/TT-NHNN, ngày 27/05/2016, của Ngân hàng Nhà nước. Thông tư này quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, đã cho phép các các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn theo tỷ lệ tối đa theo lộ trình giảm dần từ 60% năm 2016 xuống 40% từ 1/1/2018.
Cuối năm 2017, Thông tư 06/2016/TT-NHNN cũng được điều chỉnh bởi Thông tư 19/2017/TT-NHNN, ngày 28/12/2017, cho phép các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn theo tỷ lệ tối đa theo lộ trình 45% (Từ ngày 01/01/2018 – 31/12/2018) giảm xuống 40% (Từ ngày 01/01/2019).
Tuy nhiên, mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã có công văn số 563/NHNN-TTGSNH yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng ưu tiên tập trung vốn cho sản xuất kinh doanh; Hạn chế mức độ tập trung tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, xây dựng, cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn để cho vay trung và dài hạn, đảm bảo khả năng thanh khoản.
Bên cạnh đó, phải thường xuyên rà soát, đánh giá và theo dõi tiến độ của các dự án bất động sản, năng lực tài chính của khách hàng, khoản tín dụng và tài sản bảo đảm để có biện pháp xử lý thích hợp; Kiểm soát tốt chất lượng tín dụng tiêu dùng; nâng cao hiệu quả công tác xét duyệt hồ sơ, đặc biệt là các điều kiện vay vốn để hạn chế rủi ro phát sinh; giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn cho vay tiêu dùng nhưng thực chất là để đầu tư, kinh doanh bất động sản.
Theo Vietnamnet
Chia sẻ căn nhà của bạn tại đây (kèm thông tin liên hệ) hoặc gọi điện đến số 024 668 73 179. Thông tin cá nhân của bạn đọc sẽ được bảo mật.
Trả lời